Máy đo độ cứng

Máy đo độ cứng nổi bật

Máy Đo Độ Cứng Là Gì?

Máy đo độ cứng là một thiết bị không thể thiếu để xác minh độ bền bỉ của vật liệu, sản phẩm. Từ đó đảm bảo được thời gian sử dụng dài lâu cho người sử dụng. Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, máy đo tính chất độ cứng của vật liệu được rất nhiều hãng sản xuất. Trong đó, máy đo để bàn và máy điều khiển bằng tay là hai loại được ưa chuộng nhất.

Máy đo độ cứng
QTech chuyên cung cấp các dòng máy đo độ cứng chính hãng giá tốt

Các dòng máy đo độ cứng phổ biến nhất?

Các thiết bị đo độ cứng có độ bền cao, đo được nhiều loại vật liệu kim loại và phi kim khác nhau. Các vật liệu có thể kể đến như sắt, nhôm, đồng, bạc, cao su… Hay thậm chí là các vật liệu nhỏ và mỏng không cố định hình dáng như bo mạch điện tử. Tất cả thông số sẽ được hiển thị trên màn hình, mang lại kết quả chính xác, trực quan nhất.

Máy đo độ cứng của kim loại

Thiết bị đo độ cứng của kim loại là ứng dụng phổ biến nhất, hầu hết các máy đo độ cứng đang có mặt trên thị trường hiện nay đều có được tích hợp những tính năng dùng cho việc kiểm tra và phân tích độ cứng của kim loại để kiểm tra xem kim loại có đạt đủ những chỉ tiêu chất lượng như đã đề ra hay không.

Thiết bị đo này có cả ở dạng cầm tay dùng cho những phép đo nhanh và cả những thiết bị để bàn chuyên nghiệp để phân tích độ cứng của thép, đo kim loại theo HRC, gang, hợp kim…

máy đo độ cứng kim loại
Hình ảnh: Máy đo độ cứng kim loại

Máy đo độ cứng đá quý

Bút thử độ cứng hay máy đo độ cứng đá quý là loại thiết bị được dùng để nhận biết được độ cứng, tính dẫn nhiệt, độ dẫn nhiệt… của đá quý. Góp phần hỗ trợ trong việc phân biệt chất lượng kim cương cũng như các loại đá quý khác.

Máy đo độ cứng đá quý
Hình ảnh: Máy đo độ cứng đá quý, trang sức

Máy đo độ cứng trái cây

Máy đo độ cứng trái cây hoa quả -  các sản phẩm được thiết kế chuyên dụng, phù hợp với công việc nghiên cứu và kiểm nghiệm hoa quả trong phòng thí nghiệm, đánh giá mức độ trưởng thành của các loại cây, kiểm định chất lượng hay dùng trong các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành phát triển cây trồng.

Máy đo độ cứng trái cây
Thiết bị đo độc cứng trái cây

Máy đo độ cứng bê tông

Máy đo độ cứng bê tông là thiết bị không thể thiếu trong ngành xây dựng, được dùng để kiểm tra độ chịu nén của bề mặt bê tông, đo độ bền, độ suy thoái và tính đồng nhất, kiểm tra bề mặt khuyết của bê tông….

Các máy đo độ cứng bê tông là lựa chọn hoàn hảo để kiểm nghiệm hay giám sát công trình thi công các bề mặt có liên quan đến bê tông, đá, gạch cứng…

Máy đo độ cứng bê tông, gạch, tường
Máy đo độ cứng bê tông, gạch, tường

Máy đo độ cứng rockwell

Rockwell là dòng máy đo độ cứng chuyên nghiệp, cao cấp được đánh giá cao từ thiết kế đến tính năng. Mọi yếu tố đều hiện đại và chuyên nghiệp hơn so với các dòng khác. Máy đo này được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động công nghiệp.

Các máy đo sử dụng phương pháp Rockwell đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Thiết bị có nhiều thang đo phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau. Mỗi thang đo đều sử dụng kích thước đầu đo, giá trị lực tác động khác nhau:

HRA: dùng cho hoạt động kiểm tra vật liệu cacbua như: vonfram cacbua…
HRC: dùng để kiểm tra thép, những độ cứng thấp hơn cacbua. Đôi khi dòng này cũng có thể sử dụng để kiểm tra sản phẩm nhiệt luyện sau khi đã làm mát.
HRB: Dùng để kiểm tra thép mềm, ví dụ như đồng đỏ hay những vật liệu có kích thước vừa và nhỏ.

Máy đo độ cứng rockwell
Hình ảnh: Máy đo độ cứng rockwell

Máy đo độ cứng Vicker

Dòng thiết bị này thực hiện tốt các phép đo độ cứng trên các loại vật liệu rất cứng. Giúp đo độ cứng của các chi tiết nhỏ, các loại vật liệu tấm mỏng, các vật liệu mạ phủ… Các thiết bị này ứng dụng phương pháp đo độ cứng Vicker lâu đời, dễ hơn các phương pháp khác. Vậy nên nó có thể đo được trên mọi loại vật liệu và có thể so sánh với nhiều tải trọng.

Các máy đo độ cứng Vicker thường được thiết kế dạng để bàn chắc chắn. Được sử dụng các mũi thử kim cương hình chóp 4 cạnh với kích thước tiêu chuẩn, giúp thực hiện phép đo nhanh chóng và chính xác.

Máy đo đô cứng vicker
Máy đo độ cứng Vicker

Máy đo độ cứng Brinell

Đây là dòng thiết bị chuyên nghiệp được thiết kế chuyên dụng để đo độ cứng của kim loại khi đúc, rèn, kiểm tra các vật liệu có bề mặt thô ráp… Máy sử dụng phương pháp đo Brinell lâu đời nhất trong các phương pháp đo độ cứng. Sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong kỹ thuật cơ khí ngày nay.

Thiết bị đảm bảo được sự chất lượng, độ tin cậy cao nên rất được người dùng tin tưởng và đánh giá cao.

Máy đo độ cứng Brinell
Máy đo độ cứng Brinell

Thiết bị đo độ cứng Shore (Shore A - Shore B - Shore C - Shore D)

Sản phẩm này sẽ là lựa chọn phù hợp để đo độ cứng, sức chịu lún và sức bền của bề mặt cao su, nhựa, polime hay những bề mặt có tính đàn hồi…

Máy đo độ cứng Shore sử dụng chính phương pháp đo Shore (1 trong ba phương pháp đo độ cứng phổ biến). Với ưu điểm là thiết kế nhỏ gọn, hoạt động theo nguyên lý sử dụng một đầu đo ở phía đầu máy.

Thiết bị đo độ cứng shore
Thiết bị đo độ cứng Shore (Shore A - B - C - D)

Đo độ cứng LEEB

Độ cứng Leeb thuộc phương pháp đo theo kiểu bật nẩy của bi đo. Theo nguyên lý động lực Leeb, giá trị độ cứng được tính từ sự mất năng lượng của vật thể va chạm xác định sau khi tác động lên một mẫu kim loại. Chỉ số Leeb (vi, vr) được lấy làm thước đo tổn thất năng lượng do biến dạng dẻo: mẫu thử càng cứng thì tốc độ phản lực của bị đo phục hồi nhanh hơn so với mẫu mềm hơn. Một bộ từ tính bên trong ống đo điện áp thay đổi khi bị đo nẩy lại, di chuyển qua cuộn dây đo.

Ngoài các ứng dụng phổ biến trên thiết bị đo độ cứng còn được ứng dụng để đo độ cứng của đá, thép, lò xo, nước, màng sơn,... 

Máy đo độ cứng gồm những loại nào

Máy đo độ cứng cầm tay

Là thiết bị đo độ cứng có kích thước nhỏ gọn phù hợp cho các yêu cầu đo nhanh, không cần độ chính xác rất cao như các công việc nghiên cứu vật liệu. Loại máy này sẽ bao gồm 2 bộ phận chính

+ Phần thân máy: thân máy là nơi tích hợp các phím chức năng của loại máy đo cầm tay nhỏ gọn này. Một số chức năng cơ bản có thể kể đến như là chuyển đổi giữa các thang đo, chuyển đổi giữa những loại phép đo khác nhau, khả năng ghi dữ liệu, chức năng chọn loại vật liệu cần đo như thép, kẽm, gang… và một sô chức năng khác tùy theo giá trị của máy

+ Đầu đo: đầu đo bao gồm phần thân chứa lò xo để tác dụng lực lên bề mặt và cảm biến đo có dạng mặt phẳng. Khi đặt cảm biến lên bề mặt cần đo, bạn sẽ nhấn lò xo để tác động lực lên vật cần đo độ cứng, giá trị này sẽ được cảm biến thu lại và truyền về thân máy, đi qua mạch xử lý và hiển thị lên cho người dùng

Ngoài ra cũng có một dạng phổ biến khác với thiết kế khá đơn giản gồm một mặt đồng hồ kim được kết nối dính liền với cảm biến, có kích thước vô cùng nhỏ gọn, thường dùng cho các ứng dụng có yêu cầu không quá cao về độ chính xác

Máy đo độ cứng cầm tay
Máy đo độ cứng cầm tay

Máy đo độ cứng loại để bàn

Đây là thiết bị được thiết kế đặt cố định trên bàn và có đầy đủ tính năng của một thiết bị đo hoàn chỉnh. Vì thế nên nó được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm vật liệu, các nhà máy sản xuất kim loại. Thiết bị này được sử dụng với nhiều loại mẫu khác nhau, nhưng mẫu đo phải vừa với mâm đo.

Ưu điểm: Máy cho kết quả chính xác cao, có kết nối với phần mềm xuất kết quả ra excel.

Hạn chế: không thể di chuyển ra kho hoặc hiện trường một cách linh động như thiết bị cầm tay.

Máy đo độ cứng để bàn
Máy đo độ cứng để bàn

Top 10+ máy đo độ cứng bán chạy


Top 10 máy đo độ cứng bán chạy

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn loại Máy đo độ cứng nào phù hợp cho hệ thống của mình hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được sự tư vấn

Chúng tôi là đơn vị phân phối thiết bị đo độ cứng chính hãng, chất lượng, uy tín, số lượng hàng có sẵn nhiều tại kho.

Chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0859.788.333 - 090.182.0011

Mong muốn là bạn đồng hành của Quý khách trên chặng đường phát triển !

Hãng sản xuất
KHOẢNG GIÁ